Thần thoại Tượng Nhân sư lớn ở Giza

Colin Reader đưa ra giả thuyết rằng tượng Nhân sư có lẽ đã từng là trung tâm của tín ngưỡng tôn thờ mặt trời ở thời kỳ Sơ Triều đại, trước khi cao nguyên Giza trở thành khu vực mai táng trong giai đoạn Cổ vương quốc (2686-2134 trước công nguyên).[35] Ông cũng kết luận rằng tượng Nhân sư, ngôi đền Nhân sư, con đường đắp cao và ngôi đền tổ chức đám tang Khafra tất cả đều nằm trong một khu phức hợp có từ trước Vương triều thứ năm (2613-2494 trước công nguyên). Sư tử từ lâu đã trở thành biểu tượng liên quan đến mặt trời ở các nền văn minh Tây Á cổ đại. Những hình ảnh mô tả vị vua Ai Cập dưới dạng một con sư tử đang tấn công kẻ thù bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn Sơ Triều đại.

Trong thời kỳ Tân vương quốc, tượng Nhân sư mang mối liên hệ đặc biệt với vị thần Hor-em-akhet (Harmachis) hay Horus trên Đường chân trời, đại diện cho pharaon trong vai trò Shesep-ankh (Hình ảnh sống) của vị thần Atum. Pharaon Amenhotep II (1427-1401 hay 1397 trước công nguyên) đã xây một ngôi đền về phía đông bắc của tượng Nhân sư gần 1000 năm sau khi bức tượng được xây dựng để thờ thần Hor-em-akhet.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tượng Nhân sư lớn ở Giza http://al-eman.com/Islamlib/viewchp.asp?BID=224&CI... http://aldokkan.com/art/sphinx.htm http://documentarystorm.com/history-archaeology/ri... http://www.emporis.com/application/?nav=building&l... http://books.google.com/books?id=0S1qpP7By9IC&pg=P... http://www.hallofmaat.com/modules.php?name=Article... http://www.ianlawton.com/ http://www.ianlawton.com/as1.htm http://www.ianlawton.com/as4.htm http://www.imdb.com/title/tt0316293/